Khi tiết trời chuyển dần sang mùa hè oi nóng thì việc sử dụng kem chống nắng trở thành một trong những bước quan trọng để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Dù đã trở thành một sản phẩm quen thuộc nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự hiểu rõ về kem chống nắng? Và thực tế là có nhiều sự thật về kem chống nắng mà không phải ai cũng biết được. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 9 sự thật về kem chống nắng để giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm này. Hãy tìm hiểu cùng Vinabeauty nhé!
1. Tuổi thọ của kem chống nắng khá dài
Hầu hết các loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay đều có hạn sử dụng kéo dài tầm 1-2 năm. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tất cả các nhà sản xuất thuốc (bao gồm cả kem chống nắng), đều phải được kiểm tra độ ổn định trước khi đưa ra thị trường. Dựa vào quá trình kiểm định, nhà sản xuất có thể định ra ngày hết hạn của sản phẩm. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết sự thật về kem chống nắng: Theo tiêu chuẩn, kem chống nắng có thể kéo dài “tuổi thọ” của mình đến 3 năm.
Tuy nhiên, hạn sử dụng của kem chống nắng còn phụ thuộc vào quá trình bảo quản sản phẩm của người dùng. Nếu bạn bảo quản không đúng cách, sản phẩm sẽ nhanh hết hạn sử dụng hơn. Vinabeauty sẽ gợi ý cho bạn một số cách để bảo quản kem chống nắng được lâu hơn nhé:
- Tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Nên để kem chống nắng ở nơi khô thoáng.
- Đừng quên đậy nắp sản phẩm sau khi sử dụng để tránh hiện tượng chất kem bị ôxy hóa cũng như bị nhiễm khuẩn và bụi bẩn.
2. Chỉ số SPF in trên bao bì sản phẩm chưa chắc đã đúng - Sự thật về kem chống nắng khiến nhiều người bất ngờ
SPF (Sun Protection Factor) là một chỉ số thường được sử dụng để người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá một sản phẩm kem chống nắng có tốt và đáng mua hay không. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, dựa vào thông tin của những nhà nghiên cứu một tạp chí chuyên khảo sát thị trường người tiêu dùng Consumer Reports, gần một nửa ( cụ thể là 28 sản phẩm - tức 43% trong 65 sản phẩm được thử nghiệm) được cho là có chỉ số chống nắng SPF thấp hơn những gì hãng sản xuất hứa hẹn. Sự thật về kem chống nắng này gây không ít bất ngờ cho người sử dụng. Nguyên nhân sự chênh lệch về SPF thực tế là những công ty này có thể đã không thử nghiệm các sản phẩm của họ dưới cùng một điều kiện.
Kết quả này cho thấy, việc đọc kĩ thông tin in trên bao bì trước khi mua vẫn chưa chắc mang lại cho bạn một sản phẩm chất lượng. Vì thế, bạn hãy tham khảo sản phẩm từ nhiều nguồn thông tin, đánh giá khác nhau để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
Xem thêm: Đừng để những tác hại của tia UV phá hủy làn da của bạn: Hãy bảo vệ da ngay từ bây giờ!
3. Không phải chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt - Độ SPF lí tưởng cho da là 30
Theo các chuyên gia da liễu, có rất ít sự khác biệt giữa SPF 30, 50 và 100. Chỉ số SPF lí tưởng cho da sẽ phụ thuộc vào loại da của từng người. Với da nhạy cảm, SPF từ 30 đến 50 là tốt nhất, trong khi da khỏe mạnh có thể sử dụng SPF từ 15 đến 30. Nếu bạn sống ở vùng có mức độ UV cao, nắng mạnh, bạn cần sử dụng SPF cao hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, chỉ số SPF 30 đã có thể chống lại 97% các tia UV từ ánh nắng mặt trời. Cho nên việc sử dụng sản phẩm với chỉ số cao hơn như 50, 75 hay 100 đều có rất ít sự khác biệt.
4. Độ SPF không phải lúc nào cũng bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh mặt trời
Có một sự thật về kem chống nắng rằng: SPF - Sun Protection Factor, chỉ số này thường chỉ thể hiện khả năng chống lại sự tổn hại cho da với tia UVB mà thôi. Tại một số quốc gia hay khu vực, SPF là thước đo chung cho cả UVB và UVA - Loại tia bức xạ có thể làm da cháy nắng, hư da và tệ hơn là góp phần gây ung thư da.
Đây chỉ là ước tính sơ bộ, và nó còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi loại da, cường độ ánh sáng mặt trời và lượng kem chống nắng mà bạn sử dụng. Nên chỉ số SPF chỉ mang tính chất tương đối chứ không thể hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp, có thể nhanh hơn cũng có thể chậm hơn.
5. Cụm từ “waterproof” chống thấm nước trong kem chống nắng là bất hợp pháp
Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho biết: Quy định mới trong dòng sản phẩm kem chống nắng đó là cấm sử dụng những từ như “waterproof” (thấm nước) and “sweatproof” (thấm mồ hôi). Tuy nhiên, FDA chỉ có thẩm quyền quản lý các sản phẩm được bán tại Hoa Kỳ, vì vậy các sản phẩm chống nắng được bán tại Việt Nam có thể tuân theo các quy định khác nhau.
Để tìm hiểu về sản phẩm chống nắng mà bạn đang sử dụng, bạn nên kiểm tra nhãn sản phẩm để xem liệu nó có chứa các từ “waterproof" hoặc “sweatproof" hay không. Nếu có, bạn có thể cân nhắc sử dụng một sản phẩm khác thích hợp hơn với quy định mới của FDA.
6. Móng tay cũng cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời
Cùng với nhiều bộ phận khác như: Vùng tai, da đầu, vùng cổ,… thì móng tay hoặc móng chân cũng là một trong những nơi thường bị chúng ta bỏ quên khi bôi kem chống nắng.
Bạn hãy lưu ý rằng bất kỳ vị trí nào trên làn da của chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng bị ung thư da. Vì thế, khi biết được sự thật về kem chống nắng này rồi, bạn hãy bôi kem chống nắng ở tất cả các vùng da cần được bảo vệ nhé!
7. Có một sự thật về kem chống nắng rằng: Bạn hoàn toàn có thể chống nắng cho mái tóc
Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể chống nắng cho mái tóc của mình. Tia UV có thể gây hại cho tóc của bạn, khiến chúng khô và hư tổn. Để bảo vệ mái tóc của mình khỏi tác động của tia UV, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Sử dụng sản phẩm chống nắng tóc:
Các sản phẩm chống nắng tóc chứa các thành phần bảo vệ tóc khỏi tác động của tia UV. Bạn có thể sử dụng loại xịt hoặc dầu dưỡng tóc chống nắng trước khi đi ra ngoài nắng.
- Đội mũ hoặc khăn che đầu khi ở ngoài trời:
Đội mũ hoặc khăn che đầu là một cách tốt để bảo vệ tóc khỏi tác động của tia UV.
- Giữ tóc ẩm:
Tóc khô và hư tổn dễ bị tác động bởi tia UV hơn. Vì vậy, hãy giữ cho tóc của bạn luôn ẩm bằng cách sử dụng sản phẩm dưỡng tóc và uống đủ nước.
8. Kem chống nắng vật lý hay hoá học đều có tác dụng như nhau – Quan trọng là bạn phù hợp với đặc điểm của dòng kem nào?
Kem chống nắng vật lý hay hoá học đều sở hữu những ưu, nhược điểm khác nhau. Sự khác biệt chính giữa kem chống nắng vật lý và hoá học là kem chống nắng vật lý nằm trên da để ngăn chặn các tia UV ở bề mặt da bằng các thành phần như kẽm oxit, titanium dioxide. Trong khi kem chống nắng hoá học hấp thụ các tia UV bằng cách sử dụng thành phần như oxybenzone, avobenzone,…
Kem chống nắng vật lý có xu hướng phù hợp với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị mụn trứng cá. Còn kem chống nắng hoá học lại nhẹ hơn, không tạo vệt mờ, phù hợp với nhiều loại da hơn. Cả hai loại kem chống nắng này đều đem lại những hiệu quả nhất định, vì thế bạn nên thấu hiểu về làn da của mình trước khi chọn kem chống nắng cho phù hợp.
9. Chuyên gia da liễu khuyên dùng các sản phẩm kem chống nắng có nguồn gốc từ châu Âu
Các sản phẩm kem chống nắng từ châu Âu thường được sản xuất và kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt. Vì thế, nhiều bác sĩ da liễu khuyên rằng nên chọn sản phẩm chống nắng của châu Âu vì chúng có khả năng bảo vệ bạn trước tia UVA tốt hơn, giúp bạn bảo vệ làn da của mình một cách hữu hiệu.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải sản phẩm kem chống nắng nào cũng phù hợp với từng loại da và khí hậu. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm và đặc tính loại da của mình để có thể chọn được sản phẩm kem chống nắng phù hợp.
Vừa rồi là 9 sự thật về kem chống nắng không phải ai cũng biết mà Vinabeauty muốn chia sẻ với bạn. Tác dụng của kem chống nắng còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn sử dụng sản phẩm. Hãy đảm bảo tìm hiểu kỹ càng thông tin sản phẩm, sử dụng và bảo quản đúng cách để kem chống nắng có thể phát huy tối đa tác dụng của chúng trên làn da của bạn nhé!